Danh mục tin tức

Nên chọn đóng tủ bếp gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp

Bạn đăng bặn khoăn lựa chọn đặt mua tủ bếp nhưng chưa biết chọn mua loại tủ bếp gỗ tự nhiên hay tủ bếp gỗ công nghiệp? Do có nhiều sự giới thiệu tư vấn khác nhau từ người thân và các cửa hàng đóng tủ bếp. Với nhiều ý khiến khác nhau, rất khó để bạn có thể lựa chọn được mẫu tủ bếp dẹp ưng ý vừa đảm bảo chất lượng mà giá thành phù hợp nhất với ngân sách. Trong quá trình tư vấn cho khách hàng chúng tôi thường gặp được cấu hỏi liên quan tới các vấn đề sau;

  1. Nên chọn đóng tủ bếp gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp?
  2. Tủ bếp gỗ tự nhiên tốt hơn hay tủ bếp gỗ công nghiệp tốt hơn?
  3. Có phải tủ bếp gỗ công nghiệp rẻ hơn tủ bếp gỗ tự nhiên?

Đây là băn khoan của hầu hết khách hàng khi chuẩn bị tìm hiểu để làm tủ bếp, do vậy hôm nay Nội Thất Ngọc Nam xin đưa ra bài viết chỉ dẫn về kinh nghiệm làm tủ bếp gỗ tự nhiên và tủ bếp gỗ công nghiệp như sau:

1. Đóng tủ bếp gỗ tự nhiên

Đặc điểm chung của các mẫu tủ bếp gỗ tự nhiên (gỗ thịt) cũng có thể xem đây là ưu điểm như: Dẻo dai, giãn nở, liên kết chắc chắc, vẻ đẹp tự nhiên. Vì vậy để có thể sử dụng hiệu quả chất liệu gỗ tự nhiên chúng ta phải hiểu rõ các thuộc tính của từng loại gỗ. Ngoài các ưu điểm ra thì tủ bếp gỗ tự nhiên cũng có các nhược điểm như  sau: Co ngót, giản nở, Cong vênh, Mối mọt xâm nhập.​​​​​​

Các loại gỗ tự nhiên làm tủ bếp gồm có:

  • Gỗ xoan đào
  • Gỗ sồi 
  • Gỗ tần bì
  • Gỗ dổi
  • Gỗ óc chó

Trong thớ cây, tom gỗ bao giờ cũng kết hợp nước với xơ thân. Việc xử lý gỗ bao gồm 2 công đoạn chủ yếu là phơi thoát hơi nước trong thân cây và tẩm sấy, trong 2 công đoạn này thì công đoạn tẩm sấy là quan trọng và cần thiết nhất, nó làm cho các thớ gỗ ổn định, liên kết với nhau tạo nên thế giằng. Khi tẩm sấy tính chất sinh học của gỗ thay đổi, gỗ sẽ trở lên dẻo, dai, chắc, có thể chịu được sự va đập, uốn nắn trong việc tạo hình.

Vật liệu gỗ luôn gắn kết với kiến trúc và nội thất ngay từ ban đầu. Điều dễ nhận thấy nhất về ưu điểm của gỗ là tính thẩm mỹ mà cụ thể là vẻ đẹp tự nhiên của nó.

Một sản phẩm gỗ tự nhiên được cấu tạo bởi những sợi gỗ. Tom gỗ hình thành do giữa sợi gỗ có lỗ rỗng và chính tom gỗ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố quan trọng nhất là độ ổn định của gỗ. 
Dù biến thể nhưng gỗ lại mang những đặc tính mới, thể hiện thế mạnh và điểm yếu của chất liệu. Đôi khi nó mang ưu điểm ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, có lợi thế bề mặt tự nhiên, có khả năng ứng dụng hoàn hảo trong các chức năng sử dụng. Và đặc biệt gỗ tự nhiên lại mang giá trị thẩm mỹ, hợp với văn hóa và quan niệm của người Việt Nam xưa nay. Nhưng không phải ưu điểm nào cũng cho hiệu quả sử dụng tốt. Dựa vào đặc tính của gỗ, người ta có thể lựa chọn dùng cho từng bối cảnh phù hợp.

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên khả năng co giãn của gỗ thường xảy ra. Nó có thể bị nứt, mối mọt, cong vênh hoặc mục nát theo thời gian. Bởi vậy, việc bảo vệ và gìn giữ được những sản phẩm gỗ là công việc không đơn giản. Việc gia công không tốt sẽ làm phản tác dụng của gỗ. Khi gỗ bộc lộ những nhược điểm như nhạy cảm với thời tiết, biến dạng, cong vênh, co ngót hay nứt nẻ... thì cách khắc phục là gia công tốt, lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.

Trên thực tế cho thấy, gỗ không kén màu sắc của không gian. Gỗ có thể kết hợp với mọi chất liệu từ thô sần, gai góc, đến bóng nhẵn. Đặc biệt, khi ứng dụng trong điều kiện đòi hỏi sự linh hoạt, gỗ sẵn sàng tồn tại trong những không gian có nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau, cả hiện đại và truyền thống

Ưu điểm đóng tủ bếp gỗ tự nhiên (gỗ thịt)

  1. Giá thành: Để hoàn thiện sản phẩm sẽ phải mất rất nhiều thời gian gia công, mất nhiều chi phí như nhân công, không thể sản xuất đồng loạt, phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ, kéo theo giá cả sẽ bị đội lên khá cao, vì vậy gỗ tự nhiên thường đắt hơn nhiều so với gỗ công nghiệp. Mức chênh lệch giá bao nhiêu thì còn tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
  2. Thời gian thi công, sản xuất: Như đã nói ở trên thì gỗ tự nhiên có thời gian thi công lâu hơn gỗ công  nghiệp, để hoàn thành một sản phẩm gỗ tự nhiên phải trải qua rất nhiều công đoạn như; cưa xẻ, cắt, tẩm sấy phơi khô, đục đẽo, bào mòn….làm nên đường nét hoa văn đặc trưng mà điều này không có ở gỗ công nghiệp.
  3. Màu sắc: Màu sắc quyến rũ bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng, nó không bị lẫn lộn hay pha màu, do đó các bác thợ trong nghề am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ, màu sắc của gỗ, đặc điểm của gỗ để phân biệt nhận ra loại gỗ sồi, soan đào…..
  4. Bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
  5. Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.
  6. Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.
  7. Thẩm mỹ, họa tiết : Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật , điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.
  8. Phong cách: Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.
  9. Thời gian sử dụng: khoảng 20-30 năm, thậm chí là cả đời (đối với một số loại gỗ tốt).

Nhược điểm tủ bếp gỗ tự nhiên:

  1. Giá thành: Để hoàn thiện sản phẩm sẽ phải mất rất nhiều thời gian gia công, mất nhiều chi phí như nhân công, không thể sản xuất đồng loạt, phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ, kéo theo giá cả sẽ bị đội lên khá cao, vì vậy gỗ tự nhiên thường đắt hơn nhiều so với gỗ công nghiệp. Mức chênh lệch giá bao nhiêu thì còn tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
  2. Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ …hầu hết các lỗi để đồ nội thất….có tình trạng cong vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý, gép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện, hiện tượng cong vênh nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ.
  3. Mối mọt: Bị mối mọt xâm nhập làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền đẹp của sản phẩm

2. Đóng tủ bếp gỗ công nghiệp

Tủ bếp gỗ công nghiệp đăng dần thây thế gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt, và để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ trong thiết kế nội thất, ván gỗ nhân tạo ra đời, với nhiều chủng loại phong phú, màu sắc đa dạng, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong nội thất, đặc biệt ván gỗ nhân tạo (hay còn gọi là gỗ công nghiệp) có đặc tính cơ lý ưu việt là không cong vênh, co ngót nên hiện nay gỗ công nghiệp thường được ứng dụng nhiều trong thiết kế đóng tủ bếp

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay:

  • Gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF,CDF
  • Gỗ nhựa picomat
  • Ván ghép thanh
  • …….

Ván dăm MFC

Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng), laminate... Ván MFC chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng. Ván được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi.

Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thỏa mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước, gồm hai loại sản phẩm ván dăm trơn và MFC. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Với sản phẩm MFC, hai mặt được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Ván sợi MDF (còn gọi gỗ ép)

 Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt dới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được trải qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.

MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp. Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.

Ván ghép thanh (còn gọi gỗ ghép).

Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm khác.

Gỗ công nghiệp để sản xuất nội thất cao cấp ở nước ta chủ yếu vẫn là gỗ nhập khẩu từ các nước như  Malaysia, Indonexia, Đài Loan, Thái Lan,… Còn gỗ nhân tạo của nước ta còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục như chứa những chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa, hay bị mối mọt, nứt tách nên ít được các nhà sản xuất sản phẩm lựa chọn dùng hàng Việt đa số các DN sử dụng gỗ công nghiệp nhập khẩu để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu chung của khách hàng.

Ưu điểm đóng tủ bếp gỗ công nghiệp:

  1. Giá thành: Sản phẩm được làm từ gỗ công nghiệp được hoàn thiện nhanh chóng thời gian lắp đặt sử dụng nhanh, không mất nhiều công, cắt giảm được chi phí sản xuất và có thể sản xuất hàng loạt nên gỗ công nghiệp có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên.
  2. Thời gian thi công, sản xuất: Không mất nhiều thời gian như gỗ tự nhiên, cắt giảm được công đoạn sản xuất nên việc lắp đặt sản phẩm trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn hẳn gỗ tự nhiên..
  3. Màu sắc: Màu sắc của gỗ công nghiệp hết sức đa dạng, phong phú và đặc biệt chúng cũng được phối màu theo các màu của gỗ tự nhiện nên có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng
  4. Bền với nước, chịu nhiệt: Gỗ công nghiệp ngày nay còn được biết đến với tính chất chống thầm nước, chịu được nhiệt độ cào tuy không bằng gỗ tự nhiên nhưng đây cũng được xem là một ưu điểm, một bước đôt phá trong ngành chế tạo gỗ công nghiệp.
  5. Chống mối mọt: Việc sử dụng đồ gỗ công nghiệp còn tránh được mối, mọt đục khoét, không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.
  6. Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung,, công năng sử dụng cao.
  7. Thời gian sử dụng: khoảng 10-20 năm  (nếu được bảo quản sử dụng tốt).

Nhược điểm tủ bếp gỗ công nghiệp:

  1. Độ bền : Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao và người sử dụng biết cách bảo quản đồ dùng.
  2. Hoa văn, họa tiết: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).

Bạn đăng cần tư vấn thêm về các mẫu tủ bếp của chúng tôi vui lòng liện hệ với chúng tôi để được tư vấn.

TAGS :

tư vấn đóng tủ bếp đóng tủ bếp gỗ đóng tủ bếp gỗ công nghiệp

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: